Topics

Thông báo

Lĩnh vực hoạt động

Thiết bị IoT là gì? Ứng dụng

Thiết bị IoT là gì? Ứng dụng của thiết bị IoT
IoT (tiếng anh: Internet of Things) có nghĩa là internet vạn vật hoặc cách hiểu khác là hệ thống liên kết các thiết bị kết nối internet để chúng tương tác với nhau. Thiết bị IoT bao gồm các thiết bị điện tử như thiết bị điện gia dụng, thiết bị cảm biến, hệ thống máy tính nhúng và tất cả các thiết bị thông minh được kết nối internet và cài đặt các cảm biến.
Hệ thống thiết bị IoT cho phép người dùng tổng hợp dữ liệu từ môi trường gần, kết nối và chia sẻ dữ liệu với những thiết bị xung quanh, cho phép người dùng thực hiện điều khiển thiết bị từ xa hoặc có thể các thao tác các hành động tự động. Áp dụng thực tiễn, khi chúng ta muốn kiểm soát giám sát nhiệt độ phòng ta có thể sử dụng một cảm biến nhiệt độ, thiết bị này giúp truyền dữ liệu về hệ thống điều chỉnh nhiệt độ để điều khiển nhiệt độ phòng. Ở một ví dụ khác, chủ nhà muốn biết mực nước trong bể nước của họ đã can kiệt chưa, họ có thể dùng một thiết bị đo lượng nước được kết nối Internet, thiết bị này có thể hiển thị thông báo về mực nước đang có cho chủ nhà.
Ngày nay, thiết bị IoT là một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, ứng dụng của thiết bị ngày càng phổ biến và trở thành một xu hướng công nghệ tiên tiến phát triển của thời đại.
Các ứng dụng của thiết bị IoT?
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các loại thiết bị IoT được ứng dụng đa dạng và phong phú trên tất các các lĩnh vực. Dưới đây là một vài ví dụ điển hình:
• Các thiết bị gia đình thông minh: Điều hòa nhiệt độ, khóa cửa cảm biến, điều khiển hệ thống ánh sáng, tủ lạnh, bếp từ, máy giặt thông minh, máy rửa chén bát, camera an ninh,...
• Thiết bị y tế: máy đo đường huyết, máy đo huyết áp nhịp tim, giám sát sức khỏe tổng thể,...
• Thiết bị vận chuyển: Xe lăn điện thông minh, máy bay, xe tải, xe máy, xe xây dựng, tàu hỏa, du thuyền,...
• Thiết bị trong công nghiệp: Máy móc công nghiệp vận hành tự động, máy lắp ráp sản phẩm tự động, máy kiểm tra chất lượng sản phẩm, máy cảm biến đo nhiệt độ, độ ẩm,...
• Thiết bị thể thao: Cảm biến đo bước chân, đo khoảng cách, nhịp tim, thiết bị giám sát, máy chạy bộ,...
• Trang thiết bị công cộng: camera giám sát thông minh, hệ thống đèn báo hiệu giao thông, đèn đường cảm ứng, bảng điện tử thông minh,....
Trên đây là một số ứng dụng thực tiễn điển hình chứng minh việc thiết bị IoT đã và đang được áp dụng phổ biến rộng rãi trên mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Ý nghĩa của thiết bị IoT trong đời sống?
Thiết bị IoT đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Chúng đóng góp rất nhiều ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế đời sống điển hình phải kể đến như:
• Gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh: Việc sử dụng thiết bị IoT giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm thời gian tạo ra sản phẩm, hạn chế được lỗi sản xuất, tối ưu hóa quá trình sản xuất và tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
• Nâng cao chất lượng đời sống: Người dùng có thể giám sát chất lượng môi trường sống của mình bằng cách phân tích và thu thập dữ liệu của các thiết bị IoT. Các thông số được báo cáo liên quan đến độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng và chất lượng không khí nhằm tạo ra môi trường khỏe mạnh, tiết kiệm nhiên liệu mà vẫn an toàn cho người dùng.
• Tiết kiệm năng lượng: Thông qua quá trình quản lý và giám sát nhiên liệu tiêu thụ mà các thiết bị IoT đóng vai trò quan trọng giúp người dùng kiểm soát được năng lượng tiêu hao giúp bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí điện, chi phí nước.
• Tăng tính an toàn, an ninh đô thị: Người dùng có thể phát hiện các rủi ro tiềm ẩn thông qua các hệ thống cảnh báo an ninh, các thiết bị âm thanh, cảm biến khói, camera giám sát chuyển động. Các thiết bị IoT cho phép điều khiển từ xa: Cửa sổ, đèn, các thiết bị điện,... giúp tăng cường an toàn và an ninh cho tính mạng và tài sản của chủ thể.
• Trải nghiệm đa dạng cho người dùng: Các thiết bị IoT có thể tạo ra những trải nghiệm mới thông qua việc kết nốt với nhau bằng cách người dùng sử dụng điều khiển các thiết bị bằng điện thoại hoặc bằng giọng nói, nhận diện khuôn mặt,... tạo ra vô vàn tiện ích cho người sử dụng.
Trên đây chúng ta có thể hiểu được phần nào khái niệm thiết bị IoT và các đóng góp quan trọng của chúng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, an ninh, môi trường. Đồng thời tăng tính tiện lợi, an toàn cho việc điều hành quản lý sản xuất của các doanh nghiệp. Việc áp dụng công nghệ IoT giúp tăng năng suất, tiết kiệm chi phí và tối ưu quá trình sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc quản lý kho, vận chuyển sản phẩm cũng trở nên dễ dàng, giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Nhà quản lý tổ chức sẽ đồng bộ được hệ thống quản lý nhờ việc kết nối các thiết bị IoT, giảm chi phí và tiết kiệm thời gian trong quá trình sản xuất.

Xu thế phát triển trong tương lai của thiết bị IoT
Khoa học kỹ thuật càng tiến bộ thì việc ứng dụng thiết bị IoT càng mạnh mẽ và đa dạng. Trong tương lai dự kiến vào năm 2030 sẽ có khoảng 50 tỷ thiết bị IoT được kết nối và tham gia vào quá trình hoạt động của nhiều lĩnh vực khác nhau như: đô thị thông minh, y tế, sức khỏe, nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục đào tạo,... nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng hiệu quả kinh doanh sản xuất.
Bên cạnh đó, trí tuệ nhân tạo AI, công nghệ blockchain, 5G ngày càng phát triển sẽ góp phần tạo ra nhiều cơ hội phát triển mới trong tương lai của các thiết bị IoT. Sự kết hợp của các công nghệ tiến tiến này giúp đưa ra quyết định thông minh hơn, giải quyết và phân tích dữ liệu nhanh hơn. Mạng 5G ra đời cũng tạo điều kiện cho các thiết bị IoT truyền tải dữ liệu nhanh hơn và tăng độ uy tín, tin cậy của dữ liệu.
Kết luận, song hành với việc phát triển của các thiết bị IoT thì vấn đề bảo mật an ninh cũng trở thành mối quan tâm quan trọng trong tương lai. Việc áp dụng các công nghệ bảo mật sẽ đảm bảo an ninh an toàn cho các dữ liệu được vận hành qua các thiết bị IoT này.

Quay lại danh sách

Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu có bất kỳ câu hỏi liên quan đến Hệ thống điện /
Hệ thống cơ điện tử FA.

PAGE TOP